Văn hoá doanh nghiệp không chỉ là vui chơi, ăn nhậu

Lâu nay, văn hoá doanh nghiệp có lúc đã bị nhìn nhận chỉ là các hoạt động văn – thể – mỹ, là các hoạt động vui chơi, ăn nhậu, teambuilding, gắn kết nhân viên. Khi bạn nhắc đến văn hoá doanh nghiệp có phải cũng mường tượng về những hoạt động như vậy? Thực tế, văn hoá doanh nghiệp không chỉ là vui chơi, ăn nhậu. 

Một tuần sếp nhậu 3 bữa với nhân viên

Chuyện ở nhiều doanh nghiệp, sếp “phải” lên lịch nhậu với nhân viên, có thể lên tới 3 bữa mỗi tuần để nhằm kết nối với anh em. Nhiều lãnh đạo thậm chí xem nhậu trở thành “văn hoá” nhậu, như một cách quan tâm đến nhân viên sau giờ làm việc căng thẳng.

Để tạo không khí như “một gia đình”, doanh nghiệp cũng thường xuyên tổ chức các buổi vui chơi, dã ngoại, các sự kiện lễ tết và xem đó là cách làm văn hoá theo kế hoạch hàng quý, hàng năm…

Theo cách làm như trên, sếp sẽ liên tục phải chi tiền để “làm văn hoá”. Cách làm này có thể sẽ tốn kém nhiều chi phí, nguồn lực nhưng đội ngũ có thể vẫn không hài lòng, mất động lực, hoặc thậm chí là phản cảm với những cách tổ chức teambuilding, sự kiện gắn kết chưa phù hợp.

Nhiều lãnh đạo thậm chí xem nhậu trở thành “văn hoá” nhậu, như một cách quan tâm đến nhân viên sau giờ làm việc căng thẳng

Văn hoá doanh nghiệp thực chất là gì?

Văn hoá doanh nghiệp không phải là chuẩn mực văn hoá, lại càng không phải là không khí văn hoá. Những biểu hiện bề ngoài như vậy không những không có nhiều tác dụng mà còn vô tình che đi “văn hoá thực sự của doanh nghiệp”. Chúng làm ta tạm yên tâm rằng mọi thứ vẫn ổn, chúng đánh lừa nhận thức của CEO về “tình anh em” trong công ty mình.

Theo Giáo sư Edgar Schein, mô hình văn hoá doanh nghiệp bao gồm 3 cấp độ:

  • Quan niệm nền tảng – ngầm định
  • Các giá trị được đồng thuận – tuyên bố
  • “Tạo tác” và các hành vi – hữu hình

Và niềm tin cốt lõi cùng các quan niệm nền tảng của người chủ doanh nghiệp mới là tầng sâu nhất để hình thành văn hoá doanh nghiệp. Các yếu tố hữu hình như văn – thể – mỹ chỉ góp phần làm những điều vốn có đó trở nên nổi bật, chứ không giúp sinh ra văn hoá doanh nghiệp.

Hát hò, nhậu nhẹt không thể làm những người vốn định kiến về nhau bỏ qua hiềm khích để cộng tác, không thể làm các quan điểm sống của mỗi người thay đổi

Làm văn hoá doanh nghiệp, có các yếu tố hữu hình văn – thể – mỹ là rất tốt, nhưng chúng đều phải xuất phát từ gốc của văn hoá. Mà cái gốc đó bắt nguồn từ những người đứng đầu, họ muốn làm việc với ai, quan điểm sống của họ như thế nào, từ đó lựa chọn ra những người phù hợp cùng chung quan điểm, niềm tin, cùng chung giá trị… Và tất nhiên những điều này thì không cần tốn kém.

Tuy nhiên thì không phải ai cũng dễ dàng tìm được cái gốc của mình.

Tác giả
Mai Xuân Đạt

Ông Mai Xuân Đạt – Chủ tịch MRD Connect xuất phát điểm là một người đam mê khởi nghiệp, đã tự mình thành lập ra các doanh nghiệp và không ngừng miệt mài tìm hiểu các phương pháp quản trị nhằm tạo ra các tập thể hiệu suất cao. Ông Đạt đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong quản trị, phát triển doanh nghiệp.

Ông Mai Xuân Đạt không chỉ là một chuyên gia, nhà nghiên cứu chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quan tâm đến các xu hướng ứng dụng tri thức quản trị đúng vào doanh nghiệp mà ông cũng là một nhà quản trị thành công, đã áp dụng và kiểm chứng các tri thức quản trị đúng vào thực tế vận hành doanh nghiệp.

Nhắc đến thương hiệu “Mai Xuân Đạt”, cộng đồng doanh nghiệp còn biết đến ông Đạt với vai trò là huấn luyện viên tại các chương trình huấn luyện cao cấp “Winning OKRs Secrets” và “Building the True Company” tại John Academy. Biết đến với vai trò là tác giả cuốn sách “OKRs – Hiểu đúng làm đúng” – cuốn sách về OKRs đầu tiên của tác giả người Việt đã phát hành được gần 15.000 cuốn. Hay biết đến với vai trò là chuyên gia, nhà cố vấn, huấn luyện cao cấp cho nhiều doanh nghiệp như: Sakuko Việt Nam, BKL Group, RealClothes, PrideVN, Linh Tây Store, Kiềm Saphia và rất nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam.