5 loại hình tổ chức – Doanh nghiệp của bạn đang ở “nấc thang” nào?

🔻 Phần chia sẻ của Chuyên gia Mai Xuân Đạt – CEO MRD Connect trong MindTalk 05

Peter Drucker – Cha đẻ Quản trị học hiện đại đã từng nói rằng: “Bất kỳ doanh nghiệp cũng cần yêu cầu sự cam kết của mọi thành viên với những mục tiêu chung và các giá trị cốt lõi. Không có sự cam kết này, không có một tổ chức chỉ có một đám đông”.

Điều này có nghĩa rằng nhân sự cam kết hay không, không phụ thuộc 100% vào tiền lương mà còn nhiều thứ khác. Trước khi đi sâu hơn, chúng ta cần hiểu đúng khái niệm và sự phát triển của tổ chức qua từng giai đoạn như thế nào.

“Tổ chức” là một khái niệm được phát triển hàng trăm năm trước. Chúng ta có 5 loại tổ chức được phát triển trong tiến trình của loài người:

1️⃣ Tổ chức kiểu Bốc đồng: Đây là các tổ chức có mục tiêu được quyết định và tuyên bố ra bởi người đứng đầu. Những thành viên tham gia tổ chức này thường có những phẩm chất giống nhau. Trong kiểu tổ chức này sự phân cấp được thể hiện rõ ràng qua các vai vế và người có thẩm quyền cao nhất luôn là người đứng đầu.

2️⃣ Tổ chức kiểu Truyền thống: Là kiểu tổ chức kiểu quân đội, tất cả mọi thứ được vận hành có tuần tự theo quy trình. Ở tổ chức này quy trình là một thứ không thể thiếu và không nên phạm sai lầm hoặc bỏ một bước nào đó trong quy trình.

3️⃣ Tổ chức kiểu Thành tựu: Đây là kiểu tổ chức phổ biến nhất ở phố Wall nơi mà trong mỗi doanh nghiệp, các cá nhân đều có mục tiêu, sự phân quyền được chia rõ ràng. Miễn là trong quyền hạn thì cá nhân có thể sáng tạo thoải mái để đạt được mục tiêu công việc.

4️⃣ Tổ chức kiểu Phức hợp: Là kiểu tổ chức cao cấp hơn. Bởi ở tổ chức này đòi hỏi các thành viên gia nhập tổ chức có cùng chung lý tưởng, triết lý sống với tập thể đó. Nếu không cùng chung những điều này thì cá nhân đó dù có xuất sắc đến mấy cũng sẽ không có cơ hội gia nhập tổ chức.
Những ví dụ điển hình của kiểu tổ chức này là VinGroup, Thế giới di động,…

5️⃣ Tổ chức kiểu Cấp tiến: Đây là cấp bậc cao nhất của một tổ chức. Ở đây các cá nhân sẽ đồng kiến tạo, tất nhiên ở đây sẽ không có phân cấp cao thấp, tất cả ngang hàng và cùng nhau tiến tới chinh phục đỉnh cao.

Chuyên gia Mai Xuân Đạt – CEO MRD Connect

Nếu phân chia các kiểu tổ chức này theo giai đoạn phát triển của con người thì tổ chức bốc đồng là kiểu thế hệ xưa cũ (Boomer), tổ chức truyền thống và thành tựu là tổ chức của thế hệ Gen X. Tổ chức kiểu Phức hợp là kiểu thịnh hành với các cá nhân là gen Y. Và cuối cùng tổ chức cấp tiến chính là thế hệ của gen Z.

Từ năm 1970 trở đi là thời đại của tổ chức hiệu suất cao. Khi bắt đầu mở một công ty chúng ta luôn chọn những cá nhân mà bản thân cảm thấy phù hợp, vì vậy thời gian đầu dù khó khăn nhưng đi làm vẫn vui. Số lượng nhân sự giai đoạn đầu chưa nhiều nên mọi thông tin được trong suốt, ai cũng nắm được thông tin và nhiệm vụ. Tuy nhiên khi công ty nhiều người hơn, nhiều vấn đề bắt đầu xảy ra khiến các CEO cảm thấy:

– CEO đau đầu với các vấn đề liên tục đến tay để giải quyết còn nhân viên thì luôn trong tình trạng tranh cãi nhau.
– CEO đau đầu đến mức stress với công ty, không còn yêu thích việc đến công ty đến mức muốn bán luôn công ty.

Tại sao chúng ta thành lập doanh nghiệp, 10x doanh số đâu không thấy nhưng chỉ thấy hỗn loạn, nhân sự càng đông thì hiệu suất càng giảm? Liệu có phải là công ty đông lên nhân viên tệ đi, không thể tăng hiệu suất của nhân sự, chúng ta cần tuyển người mới?

Nếu các doanh nghiệp của các sếp cũng đang có câu chuyện giống như trên thì có thực sự là các sếp đang sở hữu một doanh nghiệp hay một chỉ là một đám đông? Một đám đông không nhìn thấy mục tiêu chung, không biết đồng nghiệp đang làm gì, không biết CEO hay lãnh đạo đang nghĩ gì và muốn gì.

Nếu coi doanh nghiệp như một đội bóng, thì điều gì xảy ra khi một đội bóng toàn ngôi sao đá cùng với một đội mà các cầu thủ đã đồng hành với nhau lâu rồi? Câu trả lời thực tế là các đội bóng toàn ngôi sao luôn thua thảm hại trước đội bóng toàn cầu thủ bình thường nhưng thường xuyên đá nhuần nhuyễn với nhau.

Ví dụ này sẽ khiến nhiều sếp suy nghĩ rằng: Về cơ bản con người là tốt chỉ là do chúng ta chưa biết cách sắp xếp mọi thứ cho phù hợp thôi. Tuy nhiên, điều đúng phải là “ Về cơ bản CON NGƯỜI PHÙ HỢP là tốt”. Edgar Schein cựu giáo sư tại Đại học Quản lý MIT Sloan (Mỹ) chuyên nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp từng chia sẻ rằng: “Văn hoá tổ chức là một hệ thống các giá trị, tín ngưỡng, tập tục và hành vi chung tạo ra cách mọi người trong tổ chức làm việc với nhau và với thế giới bên ngoài”.

——————-
MindTalk – Reset Leadership Mindset

🏢 Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Viet Tower, số 1 Thái Hà, Hà Nội
🌐 Website: https://mindtalk.vn/
▶️ Fanpage MindTalk: https://www.facebook.com/mindtalkvietnam
▶️ Nhóm FB MindTalk: https://www.facebook.com/groups/mindtalkvietnam
▶️ Youtube MindTalk: https://www.youtube.com/@mindtalkvietnam
▶️ TikTok MindTalk: https://www.tiktok.com/@mindtalk_vietnam
📧 Mail: info@mrdconnect.vn
📞 Hotline: 0988 412 599

Tác giả
Đội ngũ MRD

Đội ngũ MRD coi trọng niềm tin, sống kiến tạo, đam mê tri thức. Chúng tôi là tập thể cống hiến trong hạnh phúc với tinh thần đi làm là phải vui. MRD coi trọng chữ tín, lời hứa và các quy tắc đồng thuận. Bên cạnh đó, đội ngũ MRD biết cho đi, biết ơn và không nặng tính toán chi li, thiệt hơn.