Chân dung nhà quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp

Doanh nghiệp trong thực tế vận hành của mình bắt buộc cần có quy trình và cả con người quản trị chuyên nghiệp. Trong quản trị, thậm chí con người còn là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến sự thành công trong vận hành của tổ chức. Bởi có con người quản trị đúng mới có được quy trình quản trị đúng. Bạn hãy cùng MRD tìm hiểu chân dung nhà quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp qua bài viết sau.

Khái niệm về nhà quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp

Nhà quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp là người có chức năng, nhiệm vụ công việc gắn liền với nhiệm vụ quản trị trong phạm vi được phân công. Họ sẽ tiến hành quản trị, điều phối công việc, nhiệm vụ của một đội ngũ và chịu trách nhiệm về hoạt động, kết quả công việc của đội ngũ này.

Nhà quản trị doanh nghiệp về mặt chức danh có thể là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Trưởng Phòng, Quản đốc phân xưởng… Dù có sự khác biệt về quy mô quản trị nhưng những vị trí công việc trên đều có chung một tính chất quản trị như nhau.

Nhà quản trị sẽ tiến hành quản trị, điều phối công việc, nhiệm vụ của một đội ngũ và chịu trách nhiệm về hoạt động, kết quả công việc của đội ngũ này

Các phong cách quản trị tiêu biểu

Có nhiều mô hình phong cách quản trị khác nhau, nhưng có lẽ một trong những mô hình nổi tiếng nhất là 6 phong cách quản trị của Daniel Goleman. Đây là một trong những mô hình được xây dựng từ nghiên cứu sâu sắc nhất. Điều này cũng có thể giải thích phần nào về sự phổ biến của mô hình trong thực tế quản trị doanh nghiệp.

Daniel Goleman đã xác định được sáu phong cách quản trị gồm:

  • Cưỡng chế, ép buộc, chỉ huy – “làm như tôi nói”

Các nhà Lãnh đạo cưỡng chế yêu cầu sự phục tùng ngay lập tức. Trong một cụm từ duy nhất, phong cách này là “Hãy làm những gì tôi nói với bạn”.

Những nhà Lãnh đạo này thể hiện sự chủ động, tự kiểm soát và thúc đẩy thành công. Tất nhiên, có thời điểm và địa điểm thích hợp và nên có sự Lãnh đạo như vậy: chiến trường là một ví dụ điển hình. Trong bất kỳ khủng hoảng hay nguy cơ nào tổ chức phải đối mặt cũng cần có sự Lãnh đạo rõ ràng, bình tĩnh, mang tính chỉ huy. Tuy nhiên, phong cách này không khuyến khích bất kỳ ai khác chủ động và thường có tác động tiêu cực đến cảm nhận của mọi người.

  • Thiết lập, cài đặt tốc độ – “làm như tôi làm, ngay bây giờ’”

Các nhà Lãnh đạo thiết lập, cài đặt tốc độ mong đợi sự xuất sắc và khả năng tự định hướng của nhân viên. Phong cách quản trị này có thể được tóm tắt là “Hãy làm như tôi làm, ngay bây giờ”.

Người thiết lập tốc độ Lãnh đạo bằng tấm gương nhưng kiểu Lãnh đạo này chỉ hoạt động với một nhóm có năng lực cao và có động lực tốt. Nó chỉ có thể được duy trì trong một thời gian nhất định trước khi các thành viên cảm thấy mệt mỏi, áp lực và bỏ cuộc. Giống như nhà Lãnh đạo cưỡng chế, những nhà Lãnh đạo thiết lập tốc độ cũng thể hiện nỗ lực hướng tới thành công, sự tận tâm và chủ động của tổ chức.

  • Có thẩm quyền – “đi với tôi”

Các nhà Lãnh đạo có thẩm quyền đưa mọi người hướng tới một tầm nhìn. Phong cách này có lẽ được tóm tắt tốt nhất là với từ khóa “Hãy đến với tôi”.

Những nhà Lãnh đạo theo phong cách này có tầm nhìn xa trông rộng và đó là phong cách hữu ích nhất khi cần có một tầm nhìn mới hoặc hướng đi rõ ràng, mang tính tích cực mạnh mẽ cho tổ chức. Các nhà Lãnh đạo có thẩm quyền rất tự tin và đồng cảm, hoạt động như một chất xúc tác thay đổi bằng cách thu hút mọi người vào tầm nhìn và gắn kết họ với tương lai.

  • Liên kết – “con người là trên hết”

Một nhà Lãnh đạo liên kết coi trọng và tạo ra sự gắn kết và hài hòa về mặt cảm xúc. Các nhà Lãnh đạo liên kết tin rằng “Con người là trên hết”.

Những nhà Lãnh đạo như vậy thể hiện sự đồng cảm, kỹ năng giao tiếp tốt và rất giỏi trong việc xây dựng các mối quan hệ. Phong cách Lãnh đạo này hữu ích nhất khi một nhóm nhân sự đã trải qua một trải nghiệm khó khăn và cần hàn gắn những rạn nứt hoặc phát triển động lực. Đây không phải là một phong cách hướng đến mục tiêu, vì vậy bất kỳ ai sử dụng nó sẽ cần đảm bảo những người khác hiểu rằng mục tiêu là sự hài hòa của nhóm chứ không phải các nhiệm vụ cụ thể.

Phong cách quản lý này do tính chất đặc thù như trên không nên được sử dụng riêng trong bất kỳ khoảng thời gian nào nếu bạn cần nỗ lực cùng team hoàn thành một công việc hay một mục tiêu cấp bách, quan trọng.

Mỗi phong cách quản trị đều có ưu nhược điểm và tính phù hợp riêng theo từng thời điểm

  • Dân chủ – “bạn nghĩ sao?”

Các nhà Lãnh đạo dân chủ xây dựng sự đồng thuận thông qua sự tham gia của đội ngũ nhân viên. Các nhà Lãnh đạo dân chủ liên tục hỏi “Bạn nghĩ sao?”

Những nhà Lãnh đạo như vậy thể hiện mức độ hợp tác cao, khả năng Lãnh đạo nhóm và kỹ năng giao tiếp tốt. Phong cách Lãnh đạo này hoạt động tốt trong việc ủy quyền, giao quyền cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ, dự án nhưng nó có thể làm chậm tiến độ hướng tới các mục tiêu, cho đến khi nhân viên có đủ động lực và cam kết làm việc một cách chủ động, tích cực. Các nhà Lãnh đạo theo phong cách này sẽ cần có thời gian để đội ngũ phát triển sự đồng thuận và chủ động hướng tới các mục tiêu chung.

  • Huấn luyện – “hãy thử và xem”

Đây là các nhà Lãnh đạo huấn luyện phát triển con người. Cụm từ tổng kết phong cách Lãnh đạo này là “Hãy thử đi”.

Các nhà Lãnh đạo huấn luyện cho phép đội ngũ nhân viên của mình thử các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu một cách cởi mở. Người Lãnh đạo huấn luyện thể hiện mức độ cao về sự đồng cảm, tự nhận thức và kỹ năng phát triển người khác. Phong cách huấn luyện đặc biệt hữu ích khi một tổ chức coi trọng sự phát triển lâu dài của nhân viên.

Các kỹ năng nhà quản trị nên có

Vào năm 1955, Robert Katz đã xuất bản bài báo “Kỹ năng của một nhà quản trị hiệu quả” trên tạp chí “Harvard Business Review”. Sau khi bài báo của Robert Katz được đăng tải, lý thuyết về kỹ năng Lãnh đạo dần được chú ý và sau đó trở thành một lý thuyết quản trị nổi bật từ những năm 1955.

“Kỹ năng của một nhà quản trị hiệu suất” được viết dựa trên những quan sát trực tiếp của chính Katz về các Giám đốc điều hành tại nơi làm việc và nghiên cứu thực địa về quản trị. Ông gợi ý trong bài báo rằng quản lý hoặc Lãnh đạo hiệu quả phụ thuộc vào 3 nhóm kỹ năng cá nhân cơ bản: 

  • Nhóm kỹ năng kỹ thuật: Tổng hợp những kỹ năng, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm triển khai, thực hiện công việc của nhà quản lý. Nhóm kỹ năng này thường thể hiện mạnh mẽ ở các quản lý cấp trung. 
  • Nhóm kỹ năng khái niệm: Tổng hợp các kỹ năng giúp nhà quản lý có thể hệ thống hóa, tư duy, suy luận và hoạch định phương hướng phát triển trong cả ngắn, trung và dài hạn cho đội ngũ của mình. Nhóm kỹ năng này đặc biệt quan trọng với vị trí Lãnh đạo cấp cao.
  • Kỹ năng con người: Tổng hợp các kỹ năng giúp nhà quản lý có thể điều phối, xử lý hợp lý quan hệ, khả năng làm việc với những thành viên trong tổ chức, bao gồm cả cấp trên, đồng cấp và cấp dưới. Nhóm kỹ năng này quan trọng với cả Lãnh đạo cấp cao và quản lý cấp trung.

Ông xác định ba lĩnh vực kỹ năng này là những kỹ năng quan trọng nhất mà các Giám đốc điều hành có điểm chung và thường xuyên sử dụng trong thực tế vận hành quản trị doanh nghiệp.

Trong tác phẩm “Kỹ năng của một nhà quản trị hiệu quả”, Robert Katz đưa ra nhận định: “Một nhà quản trị hiệu quả cần phải có năng lực tư duy, năng lực kỹ thuật cũng như khả năng tương tác với con người, đội nhóm của mình. Trong đó, năng lực tư duy giúp nhà quản trị có khả năng hoạch định các ý tưởng, phương án. Còn năng lực kỹ thuật, khả năng tương tác sẽ giúp nhà quản trị phát triển được đội ngũ của mình”.

Kỹ năng kỹ thuật, khái niệm và con người là 3 nhóm kỹ năng quan trọng, cốt lõi của nhà quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp

MTALK – Chuỗi sự kiện chuyên môn lĩnh vực quản trị doanh nghiệp

Để kiến tạo, phát triển nhà quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp cần có quá trình tích lũy, tham gia đào tạo, chủ động học hỏi rất nhiều từ chính nhà quản trị. Nếu bạn đang là một nhà quản trị của tổ chức và mong muốn phát triển hơn nữa kỹ năng, kinh nghiệm quản trị, bạn có thể tham gia MTALK.

MTALK là chuỗi sự kiện chuyên môn quản trị có chất lượng chuyên môn đặc biệt cao, chia sẻ tri thức chuyên sâu từ nguyên lý, có tính ứng dụng vào thực tế quản trị doanh nghiệp, tổ chức. MTALK quy tụ các diễn giả, Chuyên gia, Cố vấn và nhà quản trị hàng đầu ở trong và ngoài nước với mục tiêu cung cấp, chia sẻ tới các nhà Lãnh đạo tri thức về quản trị đúng.

Khi bạn tham gia MTALK, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích đa dạng như:

  • Tham gia hội thảo chuyên môn chất lượng cao, trải nghiệm 5* với sự chia sẻ từ các diễn giả, Chuyên gia, Cố vấn và nhà quản trị hàng đầu
  • Tiết kiệm 10 năm tự học, tiếp cận ngay lập tức với lý thuyết nền tảng, xuất phát trừ trải nghiệm thực tế, thay đổi tư duy gốc rễ, tìm ra giải pháp ĐÚNG để phát triển, duy trì văn hóa doanh nghiệp tích cực
  • Hiểu rõ mối liên kết giữa văn hoá Doanh nghiệp và những mặt khác trong quản trị, điều hành doanh nghiệp
  • Tham gia cộng đồng quản trị đúng với những hoạt động học tập, thực hành, giao lưu dành cho các Lãnh đạo, nhà quản lý
  • Kết nối với các nhà quản trị kinh nghiệm, mở rộng cơ hội học hỏi, hợp tác

MRD – đơn vị xây dựng và vận hành MTALK là doanh nghiệp Cố vấn về quản trị doanh nghiệp chuyên sâu, dành cho Lãnh đạo cấp cao. MRD được kiến tạo và dựng xây bởi đội ngũ Lãnh đạo có sứ mệnh và tầm nhìn lớn lao, đầy hứng khởi cùng với sự hợp tác của các Chuyên gia, nhà quản trị hàng đầu, khao khát chia sẻ các giá trị tri thức.

Bạn có thể liên hệ với đội ngũ MRD để nhận được các tư vấn nhanh chóng, chính xác về cố vấn quản trị doanh nghiệp hoặc đăng ký tham gia MTALK.

Đội ngũ MRD

Tác giả
Đội ngũ MRD

Đội ngũ MRD coi trọng niềm tin, sống kiến tạo, đam mê tri thức. Chúng tôi là tập thể cống hiến trong hạnh phúc với tinh thần đi làm là phải vui. MRD coi trọng chữ tín, lời hứa và các quy tắc đồng thuận. Bên cạnh đó, đội ngũ MRD biết cho đi, biết ơn và không nặng tính toán chi li, thiệt hơn.