Khai thác dữ liệu như “giác quan thứ 6”

Whole Foods Market là một ví dụ tuyệt vời về một công ty sử dụng dữ liệu để giúp hình thành các quyết định dựa trên “giác quan thứ sáu”. Whole Foods Market được xếp hạng trong số “100 nơi làm việc tốt nhất” của tạp chí Fortune trong 15 năm liên tiếp, kể từ khi danh sách này bắt đầu.
Vào năm 1980, khi Whole Foods Market mở cửa hàng đầu tiên tại Austin, Texas, công ty này chỉ có 19 nhân viên. Cho đến nay, Whole Foods Market đã phát triển lên tới 73.000 nhân viên với hơn 310 cửa hàng trên khắp Vương quốc Anh, Canada và Hoa Kỳ. Công ty này đã trở thành cửa hàng thực phẩm và dược phẩm lớn thứ chín tại Hoa Kỳ, đồng thời xếp hạng 284 trong danh sách Fortune 500.
Các nhà quản lý của Whole Foods đã tiến hành xem xét dữ liệu bán hàng ở mỗi cửa hàng của họ và so sánh với dữ liệu lịch sử từ các năm trước. Hàng tháng, các cửa hàng sẽ nhận được báo cáo chi tiết, phân tích chuyên sâu về doanh thu, chi phí sản phẩm, tiền lương, lợi nhuận hoạt động. Dữ liệu trên giúp nhà quản lý có được “giác quan thứ sáu” để cảm nhận được xu hướng vận hành, hoạt động và tìm cách tối ưu hóa doanh số bán hàng của mình.
Dữ liệu là nguồn tài nguyên thiết yếu giúp lãnh đạo đưa ra quyết định quản trị, thậm chí, các lãnh đạo có thể khai thác dữ liệu như “giác quan thứ 6” của mình.
▶️ Mời anh/chị /các bạn tham gia MindTalk – Cộng đồng những người đam mê tri thức để chia sẻ, lan tỏa thêm nhiều tri thức giá trị khác!
Tác giả
Đội ngũ MRD

Đội ngũ MRD coi trọng niềm tin, sống kiến tạo, đam mê tri thức. Chúng tôi là tập thể cống hiến trong hạnh phúc với tinh thần đi làm là phải vui. MRD coi trọng chữ tín, lời hứa và các quy tắc đồng thuận. Bên cạnh đó, đội ngũ MRD biết cho đi, biết ơn và không nặng tính toán chi li, thiệt hơn.