Phát triển văn hoá doanh nghiệp có “tốn kém”?

Trong nhiều doanh nghiệp, tổ chức hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm cho rằng văn hoá doanh nghiệp là các hoạt động teambuilding, vui chơi, văn thể mỹ. Lãnh đạo, CEO doanh nghiệp nhận định các hoạt động văn hoá này cũng có ý nghĩa nhưng “tốn kém” và thường khi kinh tế khó khăn sẽ bị cắt giảm đầu tiên.

Thực tế, phát triển văn hoá doanh nghiệp có “tốn kém” không? Bạn hãy cùng MRD tìm hiểu, giải đáp qua bài viết sau. 

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị, đạo đức, tầm nhìn, hành vi và môi trường làm việc của tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp là điều giúp tạo nên sự độc đáo, nét riêng có của doanh nghiệp. Các công ty duy trì được văn hoá doanh nghiệp phù hợp thường cũng là những công ty có tinh thần làm việc tích cực, hiệu suất cũng như sự gắn kết đội ngũ cao.

Về mặt cấu trúc, văn hoá doanh nghiệp theo mô hình Edgar Schein gồm 3 yếu tố cụ thể như sau:

  • Quan niệm nền tảng – ngầm định 

Đây là nhận thức mặc định, niềm tin đối với tất cả các thành viên trong tổ chức và cũng là cấp bậc cao nhất, là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn chỉ khi có một quan niệm nền tảng, ngầm định đủ vững chắc mới có thể thực sự trở thành một tổ chức thống nhất chứ không phải chỉ là một đám đông.

  • Các giá trị được đồng thuận – tuyên bố

Các giá trị được đồng thuận, tuyên bố thường được thể hiện qua các hình thức đa dạng trong tổ chức như: Giá trị cốt lõi, bộ quy tắc chung, các quy định được ban hành, chiến lược, sứ mệnh… 

Các giá trị được đồng thuận có thể được tuyên bố trong nội bộ tổ chức hoặc với cả bên ngoài. Các giá trị được đồng thuận này sẽ giúp các thành viên trong tổ chức định vị hành động, thậm chí cả suy nghĩ của mình theo những giá trị chung của tổ chức.

  • “Tạo tác” và các hành vi – hữu hình

Những tạo tác, các hành vi hữu hình trong tổ chức thể hiện văn hóa doanh nghiệp có thể kể đến như: các hoạt động teambuilding, văn thể mỹ, logo, slogan, màu sắc thiết kế, trang phục, bảng biểu, cách viết email, cách giao tiếp, phối hợp, quy trình làm việc… 

Đây là những biểu hiện, hành vi bên ngoài, có thể nhận diện ngay khi bạn vừa bước vào một công ty. Những biểu hiện, hành vi này phần nào thể hiện tính cách, dấu ấn văn hoá doanh nghiệp như thế nào.

Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị, đạo đức, tầm nhìn, hành vi và môi trường làm việc của tổ chức

Phát triển văn hoá doanh nghiệp có thực sự “tốn kém”?

Hiểu về văn hoá doanh nghiệp với cấu trúc 3 lớp theo mô hình Edgar Schein như trên, bạn sẽ nhận thấy nhiều quan điểm hiện nay cho rằng phát triển văn hoá doanh nghiệp thực sự “tốn kém” là không hoàn toàn đúng.

  • Tốn kém khi CEO, Lãnh đạo doanh nghiệp không hiểu đúng

Theo Giáo sư James L. Heskett (Giáo sư lĩnh vực kinh doanh Logistics): “Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20 – 30% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”. 

Với một nền văn hoá doanh nghiệp phù hợp, bạn hoàn toàn có thể tạo động lực để đội ngũ của mình cải thiện hiệu quả, hiệu suất công việc tổng thể. Như vậy, văn hóa doanh nghiệp có thể chỉ “tốn kém” khi bạn đang không thực sự hiểu đúng về giá trị và tận dụng được lợi ích của văn hoá doanh nghiệp.

  • Phát triển văn hoá doanh nghiệp không chỉ liên quan đến tiền

Nghiên cứu của WeSpire cho biết: thế hệ Z chiếm khoảng 30% lực lượng lao động vào năm 2022 và là thế hệ đầu tiên ưu tiên mục đích hơn tiền bạc. Họ đọc các tuyên bố sứ mệnh và giá trị của công ty để xác định nơi họ phù hợp nhất. Thế hệ này mong đợi sự nhất quán, tính xác thực và kỳ vọng vào một doanh nghiệp có văn hóa tích cực với mục đích, giá trị cốt lõi mạnh mẽ.

Như vậy, phát triển văn hoá doanh nghiệp không chỉ liên quan đến tiền, đến chi phí mà còn nằm ở việc bạn xây dựng các quan niệm nền tảng, giá trị cốt lõi, kiến tạo môi trường làm việc cho nhân viên như thế nào.

Nhiều quan điểm hiện nay cho rằng phát triển văn hoá doanh nghiệp thực sự “tốn kém” là không hoàn toàn đúng

Lợi ích khi có một nền văn hoá doanh nghiệp phù hợp

Khi bạn hiểu về lợi ích của một nền văn hoá doanh nghiệp phù hợp đối với đội ngũ thì bạn sẽ có góc nhìn khác về câu chuyện chi phí, đầu tư để phát triển văn hoá doanh nghiệp. Một số nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp có thể cho bạn nhận thấy được các lợi ích đa dạng này:

  • Nghiên cứu của Gallup cho biết: những công ty có nhân viên gắn bó, hợp tác cao tạo ra lợi nhuận cao hơn 23% và có tỷ lệ năng suất cao hơn 18% so với những công ty không có sự gắn kết. Mức độ hợp tác cao của nhân viên có thể giúp nhân viên làm việc hiệu quả, thông minh với hiệu suất ngày càng được cải thiện.

Văn hóa công ty tiêu cực, khả năng hợp tác kém có khả năng khiến nhân viên nghỉ việc cao hơn. Có đến 38% nhân viên cân nhắc rời bỏ công việc hiện tại khi họ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị mắc kẹt trong môi trường làm việc không được chào đón. Đồng thời, khoảng 65% nhân viên cho biết văn hóa công ty là yếu tố quan trọng trong việc duy trì công việc của họ.

  • Tiến sĩ Steven Hunt (công ty Monster) cho biết: “Qua nghiên cứu, ứng viên nếu phù hợp với văn hóa công ty sẽ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Khi nhân viên được làm việc trong môi trường văn hóa họ yêu thích, họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty hơn và góp phần củng cố văn hóa tổ chức”.
  • Theo khảo sát của The Future Workplace 2021 HR Sentiment, khoảng 68% nhà quản lý nhân sự cấp cao đồng ý rằng phúc lợi và sức khỏe tinh thần của nhân viên là ưu tiên hàng đầu để thu hút và phát triển nhân tài. Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh sẽ là tiền đề để quản trị nguồn nhân lực hiệu quả.

Từ các nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp ở trên và qua thực tế quản trị doanh nghiệp, bạn có thể nhận thấy các lợi ích của văn hoá doanh nghiệp có thể kể đến như: 

  • Tăng cường sự gắn bó, hợp tác
  • Liên tục thúc đẩy năng suất, lợi nhuận của tổ chức
  • Góp phần giúp kiến tạo đội ngũ gắn kết, giảm biến động nhân sự
  • Thu hút nhân tài không chỉ bằng “cuộc đua” lương thưởng
  • Giúp tối ưu hoá quản trị nguồn nhân lực

Văn hoá doanh nghiệp hoàn toàn có thể góp phần giúp thúc đẩy tổ chức của bạn tiến về phía trước một cách mạnh mẽ và hiệu suất

Những lưu ý khi xây dựng, phát triển văn hoá

Xây dựng, phát triển văn hoá doanh nghiệp không phải một nỗ lực nhất thời trong ngày một ngày hai mà cần bạn cả một hành trình nỗ lực, kiến tạo văn hoá từ nền móng. Trên hành trình đó, bạn nên lưu ý một số điểm như sau:  

  • Xây dựng, phát triển văn hoá phù hợp tổ chức

Không có văn hóa tích cực hay văn hoá tiêu cực mà chỉ có văn hoá có thực sự phù hợp với tổ chức của bạn không? Nếu tổ chức của bạn đề cao sự kỷ luật thì văn hoá kỷ luật, tuân thủ đúng quy trình là văn hoá phù hợp.

  • Xây dựng văn hoá từ gốc chứ không chỉ là biểu hiện bề ngoài

Cái gốc của phát triển văn hoá doanh nghiệp chính là những thứ thực sự của doanh nghiệp, là doanh nghiệp chứ không phải những điều doanh nghiệp cố gắng hướng tới hay là những hoạt động bề ngoài. Bạn hãy đi từ phát triển các quan niệm ngầm định, các giá trị được tuyên bố để có một nền văn hoá mang đậm bản sắc doanh nghiệp, đi từ gốc của doanh nghiệp mình.

  • Thiết lập hệ thống mini KOL lan toả văn hoá tổ chức

Phát triển, lan toả văn hoá doanh nghiệp không phải là câu chuyện chỉ của riêng hội đồng quản trị hay ban lãnh đạo, CEO mà là của cả doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể xem xét thiết lập hệ thống mini KOL với các thành viên có uy tín, có thâm niên công tác hoặc là chính các trưởng bộ phận, phòng ban để lan toả văn hoá tổ chức trong thực tế.

  • Hoạt động văn – thể – mỹ cũng cần gắn với lồng ghép thông điệp văn hoá

Bất kể một hoạt động teambuilding, văn thể mỹ nào do công ty bạn tổ chức cũng nên là một dịp lồng ghép, chuyển tải thông điệp văn hoá doanh nghiệp đến toàn bộ nhân viên. Văn thể mỹ không đơn thuần chỉ là văn thể mỹ mà nên là hoạt động mang tính gắn kết, góp phần phát triển, lan toả văn hoá doanh nghiệp.

  • Đỉnh cao của văn hoá doanh nghiệp – tự động hoá

Khi mọi thành viên trong tổ chức của bạn đều có chung những quan niệm ngầm định, giá trị cốt lõi hay chung một tầm nhìn, mục tiêu với doanh nghiệp thì tương ứng với đó, họ sẽ hành động theo một chuẩn mực chung của tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy tổ chức của bạn tự động hoá vận hành theo đúng tinh thần, tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp hướng tới.

Xây dựng, phát triển văn hoá doanh nghiệp không phải một nỗ lực nhất thời trong ngày một ngày hai mà cần bạn cả một hành trình nỗ lực, kiến tạo văn hoá từ nền móng

MTALK – chuỗi sự kiện chuyên môn chia sẻ về quản trị đúng

Hy vọng những chia sẻ của MRD về phát triển văn hoá doanh nghiệp có “tốn kém” hữu ích và là những gợi mở tốt dành cho doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết của MRD ở mục M Share để kết nối và lan tỏa tri thức quản trị đúng cùng chúng tôi. 

Đặc biệt, để khám phá thêm nhiều tri thức quản trị hay những chia sẻ về phát triển doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ bạn hãy đến với MTALK – chuỗi sự kiện chuyên môn chia sẻ về quản trị đúng do MRD tổ chức. MTALK hoàn toàn có thể đồng hành, gợi mở cùng bạn trên hành trình quản trị nhiều chông gai.

MTALK là chuỗi sự kiện chuyên môn quản trị có chất lượng chuyên môn đặc biệt cao, chia sẻ tri thức chuyên sâu, có tính ứng dụng vào thực tế quản trị doanh nghiệp, tổ chức. MTALK quy tụ các diễn giả, chuyên gia, cố vấn và nhà quản trị hàng đầu ở trong và ngoài nước với mục tiêu cung cấp, chia sẻ tới các nhà lãnh đạo tri thức về quản trị đúng.

MTALK được tổ chức hàng tháng tại trụ sở của MRD với định vị 5* về chất lượng chuyên môn và trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt, MTALK Summit với quy mô 1 nghìn khách được tổ chức 2 lần/năm là sự kiện có sự hiện diện của các chuyên gia quản trị hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà ở trên thế giới.

Bạn hãy đến với MTALK và kết nối, lan tỏa tri thức cùng chúng tôi và cộng đồng quản trị đúng. 

Đội ngũ MRD

Tác giả
Đội ngũ MRD

Đội ngũ MRD coi trọng niềm tin, sống kiến tạo, đam mê tri thức. Chúng tôi là tập thể cống hiến trong hạnh phúc với tinh thần đi làm là phải vui. MRD coi trọng chữ tín, lời hứa và các quy tắc đồng thuận. Bên cạnh đó, đội ngũ MRD biết cho đi, biết ơn và không nặng tính toán chi li, thiệt hơn.