SMEs và hoạt động cố vấn doanh nghiệp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) nhìn ở góc độ quy mô, bề dày phát triển có thể khó sánh bằng các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, chính yếu tố quy mô nhỏ gọn mà các SMEs có thể tận dụng để phát triển theo hướng tinh gọn để từng bước mở rộng quy mô, gia tăng doanh thu, lợi nhuận bền vững. Muốn vậy, các SMEs không thể thiếu đi hoạt động cố vấn. Bạn hãy cùng MRD tìm hiểu về chủ đề SMEs và hoạt động cố vấn doanh nghiệp qua bài viết sau.

SMEs là gì?

SMEs (Small and mid-size Enterprises) là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Ngân hàng thế giới (World Bank) đưa ra tiêu chí phân định doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp có dưới 10 lao động là doanh nghiệp siêu nhỏ
  • Doanh nghiệp có từ 10 đến 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ
  • Và doanh nghiệp có từ 50 đến 300 lao động là doanh nghiệp vừa

Còn Liên minh châu Âu (EU) có cách phân định doanh nghiệp cũng theo quy mô nhân sự nhưng hơi khác về ngưỡng nhân viên. Theo đó:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng dưới 10 lao động
  • Doanh nghiệp nhỏ sử dụng dưới 50 lao động
  • Và doanh nghiệp vừa có số lượng lao động dưới 250 người

Doanh nghiệp vừa và nhỏ khá phổ biến trên toàn cầu, chứ không chỉ ở Việt Nam. Điều này có thể thấy qua cách định danh doanh nghiệp tại mỗi quốc gia.

  • Tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này được gọi là SMB
  • Tại Kenya, doanh nghiệp vừa và nhỏ được gọi là MSME, viết tắt của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
  • Tại Ấn Độ, doanh nghiệp được định danh là MSMED (Micro, Small and Medium Enterprise)

Tuy có sự khác biệt về phân định quy mô nhân sự hay tên gọi ở các tổ chức, các quốc gia khác nhau nhưng điểm chung cốt lõi là SMEs chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa theo quy mô tổ chức lực lượng lao động.

SMEs (Small and mid-size Enterprises) là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cố vấn doanh nghiệp là gì?

Cố vấn doanh nghiệp là hoạt động của một tổ chức, một nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm đồng hành cùng doanh nghiệp trong dài hạn để xây dựng giải pháp tối ưu hóa tổ chức lâu dài. Giải pháp tối ưu hóa cần sự cố vấn có thể ở nhiều mảng, lĩnh vực hoạt động của tổ chức như:

  • Cố vấn tái cấu trúc doanh nghiệp
  • Cố vấn xây dựng chiến lược truyền thông
  • Cố vấn phát triển kinh doanh
  • Cố vấn phát triển sản phẩm
  • Cố vấn tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng…

Hoạt động cố vấn doanh nghiệp hướng đến sự chia sẻ, trao đổi để tìm giải pháp cho doanh nghiệp. Theo định nghĩa của WES (World Education Services), hoạt động cố vấn (mentoring) là “mối quan hệ giữa hai người trong đó cá nhân có nhiều kinh nghiệm, kiến ​​thức và nhiều kết nối hơn có thể truyền lại những gì họ đã học cho một cá nhân ít kinh nghiệm hơn trong một lĩnh vực nhất định”.

Nhìn ở góc độ tổng thể doanh nghiệp, hoạt động cố vấn giúp doanh nghiệp nhận định được chính xác vấn đề đang gặp phải từ đó hoạch định mục tiêu, xác định các kết quả cốt lõi cần đạt được cũng như những chính sách, giải pháp để tối ưu hóa tổ chức trong dài hạn.

Cố vấn doanh nghiệp là hoạt động của một tổ chức, một nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm đồng hành cùng doanh nghiệp trong dài hạn để xây dựng giải pháp tối ưu hóa tổ chức lâu dài

Sự khác nhau giữa tư vấn và cố vấn

Tư vấn là đồng hành với doanh nghiệp trong ngắn hạn để giải quyết các vấn đề cụ thể, trước mắt còn cố vấn là đồng hành với doanh nghiệp trong dài hạn để xây dựng giải pháp tối ưu hóa tổ chức lâu dài.

Người tư vấn có thể sẽ cần đem lại kết quả cụ thể cho doanh nghiệp trong một vài tuần hoặc một vài tháng. Còn người cố vấn doanh nghiệp thường có quãng thời gian hợp tác tính bằng năm. Bởi, cố vấn đề doanh nghiệp xác định vấn đề, xây dựng mục tiêu, kế hoạch hành động cũng như giải pháp, chính sách để áp dụng lâu dài cần một quãng thời gian khá dài để thực hiện. 

Chẳng hạn như, doanh nghiệp có thể nhận sự tư vấn tuyển dụng. Công ty của bạn khuyết vị trí Trưởng Phòng IT nhưng hiện không có nhân sự đủ tầm, kinh nghiệm chuyên môn để phỏng vấn vị trí này thì bạn hoàn toàn có thể nhờ, thuê một chuyên gia công nghệ thông tin để tư vấn phỏng vấn, lựa chọn nhân sự phù hợp. Hoạt động tư vấn sẽ kết thúc khi công ty tuyển dụng được vị trí Trưởng Phòng IT.

Tuy nhiên, nếu ở hoạt động cố vấn thì bạn sẽ sử dụng cố vấn phát triển nhân sự, giữ chân nhân tài. Hoạt động cố vấn lúc này trước hết cần giúp doanh nghiệp nhìn nhận được vấn đề đang mắc phải cũng như những hệ lụy doanh nghiệp phải đối mặt. Từ đó tìm ra giải pháp, chính sách áp dụng trong dài hạn, ví dụ:

Vấn đề của doanh nghiệp
  • Biến động nhân sự lớn, nhất là sau dịp nghỉ Tết Âm lịch
Giải pháp của cố vấn doanh nghiệp
  • Cùng doanh nghiệp đánh giá tỷ lệ biến động nhân sự qua các năm để tìm hiểu chính xác vấn đề nằm ở đâu
  • Sau đó cố vấn sẽ đề xuất các giải pháp để giảm biến động nhân sự
  • Giải pháp có thể ở chính sách giữ chân nhân sự có thâm niên; tặng gói bảo hiểm sức khỏe gia tăng; tặng hoặc cho phép mua cổ phần; các phúc lợi khác dành cho nhân viên gắn bó hay áp dụng các cơ chế vận hành tối ưu để kiến tạo môi trường làm việc hiệu suất, hạnh phúc…
Hành động cụ thể tiếp theo
  • Phòng HR có báo cáo về tỷ lệ biến động
  • Cố vấn và Lãnh đạo doanh nghiệp cùng tìm hiểu nguyên nhân
  • Hoạt định và triển khai giải pháp khắc phục vấn đề
Mục tiêu
  • Nỗ lực cao độ trong giữ ổn định tổ chức để vận hành hiệu quả
Các kết quả chính cần đạt được
  • Tỷ lệ biến động sau nghỉ Tết Âm lịch hiện đang ở mức 20% sẽ giảm còn dưới 10%
  • Ít nhất 90% trả lời khảo sát có cam kết gắn bó lâu dài với công ty trong ít nhất 2 năm tới (khảo sát ẩn danh)
  • Ban hành ít nhất 2 chính sách giúp ngăn chặn biến động nhân sự trước 30/6/2023
Các chính sách cần ban hành
  • Áp dụng chính sách tặng thưởng cho nhân viên đủ 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm… công tác
  • Áp dụng chính sách tặng gói bảo hiểm sức khỏe tăng cường cho nhân viên và người thân với nhân sự có thâm niên công tác 3 năm trở lên

Qua ví dụ trên bạn cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa tư vấn và cố vấn. Nếu tư vấn có tính chất ngắn hạn, hướng đến kết quả trước mắt thì cố vấn có tính dài hạn và hướng đến giải pháp cũng trong dài hạn.

Vì sao SMEs cần có hoạt động cố vấn doanh nghiệp

Hoạt động cố vấn doanh nghiệp hữu ích với mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với các SMEs, hoạt động cố vấn càng cần thiết vì SMEs thường là những doanh nghiệp khởi nghiệp, quy mô còn ít, quy trình còn thiếu. Các SMEs cần có một người cố vấn tin cậy, đồng hành lâu dài để giúp doanh nghiệp có thể tăng trưởng bền vững.

Mặt khác, khi có cố vấn, doanh nghiệp còn có cơ hội thực sự nhìn nhận được các vấn đề mình đang mắc phải. Thực tế các vấn đề không hề đáng sợ khi chúng ta nhìn nhận được. Bởi, nhìn ra vấn đề sẽ tìm được giải pháp tháo gỡ, khắc phục. Nhưng, khi không nhận thấy vấn đề nằm ở đâu thì bạn sẽ chỉ đi khắc phục những hậu quả, hệ lụy liên tiếp nhưng những cơn đau đầu không dứt.

Đặc biệt, trên hành trình phát triển doanh nghiệp chắc chắn có nhiều chông gai, thử thách, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thêm sự kiên định, lòng tin khi bên cạnh mình có đội ngũ chuyên gia, nhà cố vấn giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp của mình.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ cố vấn doanh nghiệp

Đội ngũ chuyên gia cố vấn cũng giống như những “bác sĩ” giúp bạn thăm khám tình trạng sức khỏe doanh nghiệp. Khi đồng hành cùng các chuyên gia cố vấn uy tín, giàu kinh nghiệm, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích đa dạng như:

  • Thực sự tìm được, nhận diện được vấn đề doanh nghiệp đang mắc phải
  • Có được giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề quản trị của bạn không chỉ cho trước mắt mà cả cho dài hạn
  • Nhận được sự đồng hành từ các chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị
  • Xác lập được lộ trình cụ thể dành riêng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp của bạn quản trị một cách bài bản theo đúng chuẩn quốc tế
  • Giúp bạn đạt được thành công nhanh nhất, tiết kiệm tối đa thời gian, nguồn lực và hạn chế được những sai lầm không đáng có

Cố vấn doanh nghiệp hoàn toàn có thể đồng hành cùng thành công của doanh nghiệp

MPA  – “Bác sĩ” cố vấn quản trị dành cho lãnh đạo cấp cao

MPA (Private Advisor) là hoạt động chiến lược định vị thương hiệu MRD – doanh nghiệp cố vấn quản trị doanh nghiệp dành cho lãnh đạo cấp cao. Các chuyên gia của MRD sẽ đồng hành mang đến giải pháp quản trị đúng dành riêng cho từng doanh nghiệp. 

Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù, một “nỗi đau” quản trị riêng và MPA giống như một “bác sĩ” riêng dành cho các CEO trong cố vấn quản trị doanh nghiệp, hướng đến xây dựng doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và hạnh phúc.

Thông qua các buổi cố vấn chuyên sâu MPA, doanh nghiệp có thể cải thiện rõ ràng về hiệu quả vận hành, sản xuất, kinh doanh. Quy trình tư vấn MPA được thực hiện theo 6 bước như sau:

  1. MRD nhận “đề bài”  từ doanh nghiệp: “Đề bài” thường là những khó khăn, vướng mắc hay những “nỗi đau” doanh nghiệp đang gặp phải và cần sự tư vấn, cần giải pháp tháo gỡ, khắc phục. 
  2. Tổng hợp & phân tích dữ liệu doanh nghiệp: Để tư vấn và cùng tìm giải pháp với lãnh đạo doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia của MRD sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quan, sâu sắc về hiện trạng cũng như các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.
  3. Thiết lập mục tiêu chung phù hợp với nhu cầu và đặc thù doanh nghiệp: Từ “đề bài” doanh nghiệp đưa ra và kết quả từ tổng hợp, phân tích dữ liệu doanh nghiệp, các chuyên gia MRD sẽ cùng lãnh đạo doanh nghiệp thiết lập mục tiêu chung cho doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Các mục tiêu này sẽ cần đảm bảo phù hợp với nhu cầu, đặc thù doanh nghiệp.
  4. Đồng bộ mục tiêu chung: Các mục tiêu sẽ tiếp tục được cân chỉnh, đồng bộ để đảm bảo tổng thể mục tiêu trong từng giai đoạn sẽ cộng hưởng giá trị giúp doanh nghiệp tiến gần hơn đến tầm nhìn dài hạn mình đặt ra.
  5. Hoạch định chiến lược & thiết lập chương trình hành động cho doanh nghiệp: Khi đã có mục tiêu cụ thể, đầy thử thách, MRD sẽ cùng bạn hoạch định chiến lược, thiết lập chương trình hành động cụ thể cho doanh nghiệp. Mục tiêu là một điểm đến còn chiến lược, chương trình hành động cụ thể chính là con đường, cách thức doanh nghiệp của bạn hướng đến mục tiêu đó.
  6. Kiểm soát, đo lường và đánh giá hoạt động thực thi của doanh nghiệp: Không chỉ dừng lại ở việc tư vấn chuyên sâu, MRD với hoạt động cố vấn MPA còn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc kiểm soát, đo lường và đánh giá các hoạt động thực thi của doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta sẽ cùng kiểm soát quá trình áp dụng kết quả tư vấn, tri thức quản trị vào thực tế vận hành doanh nghiệp.

Điểm nổi bật của cố vấn theo giờ

  • “Bác sĩ” tư vấn theo mảng, vấn đề vướng mắc cụ thể, thực tế của doanh nghiệp. Ví dụ như: doanh nghiệp gặp biến động nhân sự lớn; nhân sự thiếu động lực làm việc; đội ngũ thường xuyên đổ lỗi cho nhau…
  • Trao đổi thăm khám, lên phác đồ điều trị cụ thể cho doanh nghiệp
  • Tháo gỡ, đưa ra những giải pháp có thể áp dụng ngay trong thực tế vận hành doanh nghiệp

Điểm nổi bật của cố vấn hàng năm

  • Dạng “bác sĩ” gia đình dành riêng cho doanh nghiệp
  • Luôn có sự ưu tiên lịch cố vấn
  • Cố vấn xuyên suốt, đưa ra các giải pháp hệ thống để phát triển tổng thể doanh nghiệp
  • Dịch vụ cố vấn hàng năm được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đa dạng về giá

*

SMEs có thể là một danh xưng phân định về mặt quy mô doanh nghiệp nhưng không giới hạn được tầm nhìn, khát vọng của chủ doanh nghiệp cũng như đội ngũ của bạn. Các doanh nghiệp lớn, thậm chí các doanh nghiệp vĩ đại cũng có những khởi đầu và khởi đầu nào thường cũng không thiếu khó khăn. Và, MRD rất vinh dự được đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trên hành trình quản trị đúng, vượt qua khó khăn để kiến tạo doanh nghiệp bền vững, thậm chí trường tồn.

Bạn có thể liên hệ với đội ngũ MRD để nhận được thông tin nhanh chóng, chính xác về cố vấn quản trị, phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. 

Đội ngũ MRD

Tác giả
Đội ngũ MRD

Đội ngũ MRD coi trọng niềm tin, sống kiến tạo, đam mê tri thức. Chúng tôi là tập thể cống hiến trong hạnh phúc với tinh thần đi làm là phải vui. MRD coi trọng chữ tín, lời hứa và các quy tắc đồng thuận. Bên cạnh đó, đội ngũ MRD biết cho đi, biết ơn và không nặng tính toán chi li, thiệt hơn.