Văn hóa doanh nghiệp thực chất là gì?

Văn hóa doanh nghiệp thực chất được hình thành từ lãnh đạo. Theo Peter Drucker: “Nếu một tổ chức có tinh thần tuyệt vời, đó là bởi vì tinh thần của những người hàng đầu của nó tuyệt vời. Nếu nó suy tàn, nó sẽ như vậy bởi vì những người hàng đầu đã thối rữa… Không ai được bổ nhiệm vào vị trí cấp cao trừ khi lãnh đạo cao nhất sẵn sàng để hình ảnh của nhân viên đó làm hình mẫu cho cấp dưới”.

Vậy, văn hóa doanh nghiệp thực chất là gì? Bạn hãy cùng MRD tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau.

Văn hóa doanh nghiệp – Cơn nóng giận của sếp

Điều gì làm bạn nóng giận, thậm chí mất kiểm soát bản thân? Đó có thể chính là cái “nọc” mà khi nhân viên chạm vào sẽ dẫn đến phản ứng rất dữ dội của bạn.

  • Sếp đề cao tính kỷ luật sẽ có “nọc” với các nhân viên không làm việc đúng quy trình
  • Sếp đề cao tiến độ sẽ rất khó chịu với nhân viên chậm trễ công việc nhưng không có thông tin trước đến team
  • Sếp đề cao sự gắn kết đội ngũ sẽ phản ứng mạnh với thành viên gây chia rẽ team, lan tỏa cảm xúc, năng lượng tiêu cực đến các thành viên khác…

Cơn nóng giận của sếp chính là điều mà văn hoá doanh nghiệp sẽ tránh xa. Công ty của bạn sẽ thật khó có sự tham gia lâu dài của các thành viên làm việc tùy hứng, không đúng quy trình nếu lãnh đạo doanh nghiệp là người có “nọc” về tính kỷ luật.

Cơn nóng giận của sếp chính là điều mà văn hoá doanh nghiệp sẽ tránh xa

Văn hóa doanh nghiệp – Tính cách, khí chất của người lãnh đạo

Tính cách, khí chất của người lãnh đạo sẽ quyết định đến định hình văn hoá doanh nghiệp là gì. Có điều này là vì người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến câu chuyện:

  • Tuyển dụng ai
  • Sử dụng ai
  • Điều chuyển, sa thải ai

Tính cách, khí chất của người lãnh đạo như thế nào thì họ sẽ tuyển và dùng những người phù hợp tương ứng.

Chẳng hạn như:

  • Lãnh đạo là người trung thực thì văn hoá doanh nghiệp sẽ tập trung vào yếu tố trung thực, trung thành, sự gắn kết
  • Lãnh đạo là người quan tâm kết quả thì văn hoá doanh nghiệp thường sẽ hướng tới yếu tố linh hoạt, chủ động, sáng tạo và tập trung vào kết quả công việc
  • Còn nếu lãnh đạo là người có tính cách gia trưởng, quy củ thì văn hoá doanh nghiệp thường cũng sẽ phát triển với nhiều quy trình, thứ bậc trong tổ chức.

Tính cách, khí chất của người lãnh đạo sẽ quyết định đến định hình văn hoá doanh nghiệp là gì

Văn hóa doanh nghiệp – Điều thực sự của bạn, là chính bạn

Có một nhầm lẫn khá phổ biến: văn hoá doanh nghiệp là điều tốt đẹp bạn cần hướng tới đạt được. Thực ra, văn hoá doanh nghiệp không phải điều team của bạn cần hướng tới mà chính là điều thực sự của bạn, là chính bạn.

Văn hoá doanh nghiệp được xây dựng xuất phát từ chính những đặc điểm tính cách, tầm nhìn, cách suy nghĩ của đội ngũ lãnh đạo mới là văn hoá doanh nghiệp phù hợp của tổ chức. 

Chẳng hạn như bạn là một người sếp tập trung cao độ vào kết quả, chất lượng công việc đạt được và không quá quan trọng đến câu chuyện trang phục, đầu tóc. Ví dụ như khi gặp khách hàng bạn có thể mặc vest chỉnh tề nhưng khi làm việc tại văn phòng, không nhất thiết lúc nào cũng phải mặc vest. 

Bạn hãy xây dựng văn hoá doanh nghiệp tập trung vào kết quả, chất lượng công việc thay vì đề ra các quy định về việc mặc vest tuần mấy lần… và gọi đó là thúc đẩy văn hoá doanh nghiệp theo hướng tích cực. Văn hoá mặc vest đó có thể không hoàn toàn phù hợp với team bạn vì chính bạn không quá quan trọng điều này.

Văn hoá doanh nghiệp được xây dựng xuất phát từ chính những đặc điểm tính cách, tầm nhìn, cách suy nghĩ của đội ngũ lãnh đạo

Văn hóa doanh nghiệp – Không chỉ là hoạt động bề nổi, “tốn kém”

Chắc hẳn bạn đã từng nghe lãnh đạo doanh nghiệp nào đó hay từ chính đội ngũ của mình nói đến chuyện “làm văn hoá doanh nghiệp” khá tốn kém. Những người chia sẻ quan điểm như trên có thể vì họ đã đồng nhất văn hoá doanh nghiệp với các hoạt động hội hè, du lịch, teambuilding… Nếu văn hoá doanh nghiệp chỉ là các hoạt động bề nổi như trên thì quả thật khá tốn kém.

Tuy nhiên, thực chất văn hoá doanh nghiệp không chỉ là các hoạt động như trên mà được cấu thành từ 3 yếu tố cốt lõi:

  • Lớp cốt lõi, trong cùng là các quan niệm nền tảng – ngầm định. Quan niệm nền tảng, ngầm định là niềm tin, nhận thức mặc định đối với tất cả các thành viên của doanh nghiệp. Đây là cấp bậc cao nhất của văn hóa tổ chức, chi phối, giúp tất cả các phòng ban, nhân viên cùng hành động, suy nghĩ trong một tâm thế chung như một chỉnh thể.
  • Lớp ở giữa là các giá trị được đồng thuận – tuyên bố. Các giá trị được đồng thuận, tuyên bố thường được thể hiện qua các hình thức như: giá trị cốt lõi, bộ quy tắc chung, các quy định được ban hành, chiến lược, sứ mệnh…
  • Và lớp ngoài cùng, dễ nhận biết nhất là các “tạo tác” và các hành vi – hữu hình. “Tạo tác”, các hành vi hữu hình trong tổ chức thể hiện văn hóa doanh nghiệp có thể kể đến như: logo, slogan, màu sắc thiết kế, quy định trang phục, bảng biểu, cách viết email, cách giao tiếp, phối hợp, quy trình làm việc… 

3 yếu tố cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp được thể hiện trong mô hình văn hóa tổ chức của Edgar Schein, Theo Edgar Schein, “các tri thức đã học được và được tích lũy như một hình mẫu (pattern) hay hệ thống các niềm tin, giá trị và chuẩn mực hành vi đã trở thành hiển nhiên, khỏi bàn cãi vì đã biến thành các ngầm định cơ bản và rơi rụng khỏi ý thức của mọi người (trở thành vô thức)”.

Nhìn một cách tổng thể về văn hoá doanh nghiệp như trên, bạn có thể nhận thấy xây dựng, duy trì văn hóa doanh nghiệp không chỉ là tổ chức các hoạt động teambuilding hàng quý, du lịch hè… mà còn là xây dựng, lan toả những ngầm định, niềm tin chung trong tổ chức, còn là truyền thông một cách rõ ràng đến nhân viên về các giá trị đồng thuận, những tuyên bố của tổ chức.

Mô hình văn hoá tổ chức của Edgar Schein

*

Như vậy, qua phân tích ở trên, bạn có thể nhận thấy: văn hoá doanh nghiệp chính là tính cách, khí chất của các lãnh đạo cấp cao. Văn hoá doanh nghiệp là điều thực sự của doanh nghiệp, là chính doanh nghiệp chứ không phải điều doanh nghiệp cần hướng tới. Và đặc biệt, về mặt cấu thành, văn hoá doanh nghiệp không phải chỉ là các hoạt động bề nổi mà còn là các quan điểm nền tảng, ngầm định cũng như các giá trị được đồng thuận, tuyên bố.

Văn hoá doanh nghiệp thực chất là gì là một câu hỏi quan trọng với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bởi, không hiểu đúng về văn hoá doanh nghiệp sẽ khiến bạn có cái nhìn sai lệch, cách làm thiếu chuẩn xác và tất yếu dẫn đến các kết quả không như mong đợi. 

Hàng năm bạn vẫn cứ đổ vào ngân quỹ công ty một khoản chi lớn để tổ chức các hoạt động nhưng tinh thần làm việc, sự gắn kết của đội ngũ cũng chỉ ở bề ngoài, ở thời điểm chứ không thực chất và đem lại hiệu quả cao. Thay vì vậy, bạn hãy hiểu đúng về văn hoá doanh nghiệp là gì và cùng đội ngũ của mình xây dựng, phát triển văn hoá phù hợp từ cốt lõi thay vì bề mặt.

MTALK – chuỗi sự kiện chuyên môn chia sẻ về quản trị đúng

Hy vọng những chia sẻ của MRD về văn hoá doanh nghiệp thực chất là gì hữu ích và là những gợi mở tốt dành cho doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết của MRD ở mục M Share để kết nối và lan tỏa tri thức quản trị đúng cùng chúng tôi. 

Đặc biệt, để khám phá thêm nhiều tri thức quản trị hay những chia sẻ về phát triển doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ bạn hãy đến với MTALK – chuỗi sự kiện chuyên môn chia sẻ về quản trị đúng do MRD tổ chức. MTALK hoàn toàn có thể đồng hành, gợi mở cùng bạn trên hành trình quản trị nhiều chông gai.

MTALK là chuỗi sự kiện chuyên môn quản trị có chất lượng chuyên môn đặc biệt cao, chia sẻ tri thức chuyên sâu, có tính ứng dụng vào thực tế quản trị doanh nghiệp, tổ chức. MTALK quy tụ các diễn giả, chuyên gia, cố vấn và nhà quản trị hàng đầu ở trong và ngoài nước với mục tiêu cung cấp, chia sẻ tới các nhà lãnh đạo tri thức về quản trị đúng.

MTALK được tổ chức hàng tháng tại trụ sở của MRD với định vị 5* về chất lượng chuyên môn và trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt, MTALK Summit với quy mô 1 nghìn khách được tổ chức 2 lần/năm là sự kiện có sự hiện diện của các chuyên gia quản trị hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà ở trên thế giới.

Bạn hãy đến với MTALK và kết nối, lan tỏa tri thức cùng chúng tôi và cộng đồng quản trị đúng. 

Đội ngũ MRD

Tác giả
Đội ngũ MRD

Đội ngũ MRD coi trọng niềm tin, sống kiến tạo, đam mê tri thức. Chúng tôi là tập thể cống hiến trong hạnh phúc với tinh thần đi làm là phải vui. MRD coi trọng chữ tín, lời hứa và các quy tắc đồng thuận. Bên cạnh đó, đội ngũ MRD biết cho đi, biết ơn và không nặng tính toán chi li, thiệt hơn.